#6 điều không thể bỏ qua nếu bạn quan tâm đến dòng van khí nén hiện nay

Đăng bởi Nguyễn Tuấn Anh vào lúc 16/08/2019

     Van khí nén là gì? Van điện từ khí nén hoạt động như thế nào? Tham khảo bài viết sau để nắm rõ hơn về dòng van này. Để bạn có thể lựa chọn van hiệu quả và ứng dụng chính xác trong các hệ thống máy móc, chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin cơ bản về sản phẩm ngay trong bài viết dưới đây.

1. Van khí nén là gì?

     Van khí nén là một khí cụ hoạt động thông qua việc đóng và mở van để tạo ra dòng chảy tự động. Nó có vai trò đóng/mở và giải phóng khí nén ra ngoài khi hoạt động. Tùy vào từng thiết kế cơ khí khác nhau của các ứng dụng thực tế quy định van mở hay đóng. Hiện nay, trên thị trường, dòng sản phẩm này được cung cấp với nhiều hình dạng khác nhau để phù hợp với từng đặc điểm thiết kế của các yêu cầu kỹ thuật máy.

Cấu tạo của van khí nén

     Các sản phẩm van khí nén mặc dù có những hình dạng khác nhau nhưng chúng đều có cấu tạo chung gồm 2 phần cơ bản:

    + Phần van cơ thông thường: Đây là phần trực tiếp quyết định đến trạng thái đóng hay mở của van. Nó cũng là điểm kết nối trực tiếp trên đường ống. Phần van cơ này có thể sử dụng với nhiều loại van khác nhau như: van bi, van bướm, van cầu… tùy theo từng đặc điểm thiết kế của công trình.

    + Phần điều khiển khí nén: Trong cấu tạo của van khí nén thì đây là phần quan trọng nhất. Nó được điều khiển bởi áp lực từ khí nén gây ra.

Nguyên lý hoạt động của van khí nén

     Để van khí nén hoạt động một cách hiệu quả thì đường ống phải được cấp khí nén từ hệ thống khí nén. Khi đó, một van điện từ khí nén sẽ đóng vai trò là cấp hay ngưng cấp khí nén. Bên cạnh đó, do đầu điều khiển khí nén được thiết kế đặc biệt sẽ có khả năng làm trục chính giữa có góc quay 90 độ khi khí nén được cấp đến vị trí này. Góc quay sẽ ngừng lại khi hết chu kỳ. Khi đó, trục chính giữa này được thiết kế kết nối với trục chính của van bướm hay van bi làm cho cánh bướm hay bi của van quay với góc 90 độ. Từ đó sẽ giúp van điều khiển khí nén có thể chuyển từ trạng thái mở sang đóng hoặc ngược lại.

2. Đặc điểm chính của van khí nén 

     Nói đến van khí nén thì người dùng không thể bỏ qua những đặc điểm cơ bản của chi tiết máy này. Nó có thể giúp người dùng ứng dụng hiệu quả hơn trong các công trình máy móc được thiết kế.

    - Van còn có tên gọi khác là solenoid valve. Nó phù hợp để sử dụng trong dòng điện 220V hay dòng van điện từ 24V nhờ cuộn dây điều hành.

    - Trong hệ thống dùng khí nén thì phụ tùng được dùng nhiều nhất là van điện từ. Chi tiết máy này có thể giúp các thiết bị được vận hành một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

    - Mỗi van khí nén khác nhau sẽ có các thiết kế piston đóng hay mở khác nhau. Piston này có thể di chuyển nhờ các cuộn dây và tạo thành lực. Đặc biệt, khi cuộn dây được cấp điện sẽ tạo thành lực từ trường.

    - Khi dòng điện ở các cuộn dây bị ngắt thì các van sẽ trở về trạng thái ban đầu. Vì thế, để phù hợp với nhu cầu công việc của mình, người dùng có thể điều chỉnh van đảo chiều theo ý muốn của mình.

    - Trong hệ thống van khí nén thì số cửa của van đảo chiều sẽ tùy thuộc vào yêu cầu mà mỗi chi tiết máy được thiết kế. Thông thường thì các số thường được lựa chọn là 2, 3, 5 để thực hiện vai trò dẫn không khí ra hay vào thiết bị nén khí.

Công dụng chính của van khí nén

     Việc sử dụng van khí nén có những công dụng cơ bản sau:

    - Van sẽ tận dụng áp lực áp lực vào khí quyển để kiểm soát áp suất tại cảng đầu vào chung. Trên thực tế, chi tiết máy thường được xem là phương tiện có vai trò ngăn ngừa tình trạng áp lực quá mức trong hệ thống máy móc khi vận hành.

    - Bên cạnh đó, van còn có thể điều khiển dòng chảy. Công dụng này thường được thực hiện rất đơn giản với 2 cấu hình sử dụng theo 2 cách khác nhau. Cấu hình đơn giản sẽ thực hiện điều chỉnh vít hoặc núm mở để tiến hành đóng hay mở 1 lỗ vòi thay đổi. Trong khi đó, một cấu hình khác sẽ đưa ra một van kiểm tra. Đồng thời nó sẽ cho phép dòng chảy thuận theo một hướng và ngăn chặn hướng ngược lại.

3. Các loại van khí nén thông dụng hiện nay

     Van khí nén trên thị trường được sản xuất rất đa dạng. Có rất nhiều loại với những đặc điểm sử dụng khác nhau mà người dùng cần biết để có sự cân nhắc lựa chọn hiệu quả nhất.

Van nén khí 1 chiều

     Dòng van này được thiết kế riêng biệt để ứng dụng trong các hệ thống nhà máy. Theo đó, môi chất trên van chỉ có thể đi theo 1 hướng đã được quy định. Loại van này có thiết kế dạng cánh với piston có thể hoạt động tốt trong môi trường có áp lực lớn hay môi trường có độ ăn mòn cao. Đây là loại vai đóng vai trò bảo vệ hệ thống đường ống hiệu quả như: ống dẫn nước, máy bơm nước…

     Một trong những đặc điểm nổi bật của van khí nén có thiết kế 1 chiều này chính là khi ống dẫn xảy ra sự cố rò rỉ thì nó có thể ngăn chặn tình trạng mất mát lưu chất hiệu quả. Chính vì vậy, hiện nay, van đang được sử dụng nhiều trong các thiết bị thủy lực, các hệ thống nhiệt, điều hòa không khí hay xử lý chất thải…

Van khí nén 5/2 hay van 5/3

     Các loại van khí nén 5/2 hay 5/3 còn có tên gọi khác là van điện từ khí nén hay van đảo chiều. Vai trò chính của loại van này là điều khiển khí nén cấp vào các thiết bị khí nén. Van có thiết kế ngang 5 cửa với 2 hoặc 3 vị trí. Với vai trò đóng mở, trộn lẫn hay thực hiện phân chia khí nén thì hiện loại van này được ứng dụng nhiều trong các loại máy móc công nghiệp.

Van khí nén 3/2

     Đây là loại van khí nén có 3 cửa và 2 vị trí. Nó được thiết kế như một công tắc khí nén có thể quyết định dòng khí nén đi theo hướng nào và ngưng hướng ngược lại với thời gian cực nhanh chưa đến 1 giây.

4. Ưu điểm của van khí nén 

     Để có thể chinh phục thị trường và trở thành chi tiết được lựa chọn nhiều như hiện nay thì van khí nén phải có nhiều ưu điểm rất vượt trội. Điều này có thể mang đến hiệu quả sử dụng máy móc cao khi ứng dụng chi tiết máy này.

    - Van có khả năng truyền năng lượng đi xa hơn những gì mà người dùng nghĩ. Nó giúp giảm các tổn thất áp suất trên đường đi và giúp các máy móc hoạt động ổn định hơn, ít xảy ra sự cố trong quá trình sử dụng.

    - Loại van này có khả năng làm việc trong nhiều môi trường khắc nghiệt, đặc biệt là môi trường cháy nổ. Hơn thế nữa, van có thể giúp môi trường làm việc được sạch sẽ và đảm bảo vệ sinh rất cao.

    - Do cấu tạo của van gọn nhẹ cùng các phần tử dẫn hay bị dẫn được thiết kế không bị lệ thuộc vào nhau nên nó có được khả năng điều chỉnh tốc độ làm việc đa dạng theo yêu cầu của hệ thống.

    - Vì van khí nén có thể nâng cao áp suất làm việc nên nó có thể giúp hệ thống giảm được kích thước cũng như khối lượng. Trong một số loại máy móc, đặc biệt là máy bơm thì van có thể hoạt động với tốc độ rất cao mà không cần tính toán đến yếu tố va đập nhờ khả năng chịu nén cao của dầu. Cùng với đó, cấu tạo của van rất đặc biệt nên nó có thể giúp phòng ngừa tình trạng quá tải bằng van an toàn.

    - Nhờ có loại van này mà không chỉ khí nén có thể vận chuyển đi rất xa mà còn giúp lưu trữ khí ở trong các bình chứa tiện lợi và sử dụng dần dần theo nhu cầu của hệ thống.

5. Ứng dụng của van khí nén 

     Vì van khí nén có rất nhiều đặc điểm nổi bật và ưu thế vượt trội nên hiện nay chi tiết máy này đang được ứng dụng rất rộng rãi trong cuộc sống. Đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp. Cụ thể như: hệ thống khí nén xăng dầu và gas, hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống xử lý nước thải… Dù ứng dụng ở lĩnh vực nào thì van cũng có thể giúp tăng khả năng hoạt động của hệ thống được hiệu quả và năng suất hơn rất nhiều. 

    Ngoài ra van khí nén còn hoạt động ở bộ phận truyền động trong của van điều khiển khí nén.

6. Lưu ý khi sử dụng van khí nén 

    + Để đảm bảo việc sử dụng van khí nén có được hiệu quả như mong muốn thì người dùng cần lưu ý 4 điều quan trọng sau. Nó không chỉ giúp van có được hiệu quả cao trong hệ thống máy móc mà còn giữ được độ bền của chi tiết máy dài lâu.

    + Kiểm tra độ rò rỉ van thường xuyên

    + Trong quá trình sử dụng sẽ khó tránh khỏi tình trạng van bị rò rỉ. Việc kiểm tra thường xuyên sẽ giúp người dùng kịp thời xử lý sự cố này. Đây là cách có thể giúp quá trình sản xuất được thuận lợi và bảo vệ tối ưu cho sức khỏe của nhân viên vận hành hệ thống.

    + Trước khi sử dụng cần kiểm tra áp suất của lưu chất

    + Áp suất lưu chất phải đảm bảo không bị quá tải để tránh tình trạng hệ thống gặp sự cố khi hoạt động. Vì thế, người dùng nên lắp thêm đồng hồ đo áp suất hoặc cảm biến áp suất cho đường ống lưu chất trước khi đi vào van.

    + Kiểm tra áp suất khí nén điều khiển cho van 

    + Đa số các van khí nén trên thị trường chỉ có thể chịu được áp suất khí nén tối đa là 6bar. Vì thế, việc lắp thêm đồng hồ áp suất sẽ giúp người dùng kiểm tra áp suất khí nén trước khi vào van. Điều này sẽ tránh được tình trạng quá tải áp suất cho hệ thống khi hoạt động.

    + Kiểm tra nhiệt độ của lưu chất và môi trường

    + Nếu không muốn van bị hư hỏng hay thậm chí là cháy nổ trong quá trình hoạt động thì người dùng không thể bỏ qua việc kiểm tra nhiệt độ của lưu chất và môi trường đảm bảo phù hợp với quy cách của van.

    + Để yên tâm hơn khi lựa chọn van khí nén, người dùng có thể liên hệ đến Auvietco.com.vn . Với nhiều năm kinh nghiệm trên lĩnh vực cung cấp các sản phẩm van công nghiệp,chúng tôi đảm bảo mang đến cho người dùng những sản phẩm với giá cả cạnh tranh, chất lượng đạt chuẩn và thời gian bảo hành dài hạn. Mọi thông tin chi tiết vui lòng gọi đến số hotline: 0889 929 669, chúng tôi sẽ có đội ngũ nhân viên tư vấn hỗ trợ mọi thông tin 24/7.

Cập nhật lúc : 03:07 - 24/09/2019
Tags :
Bình luận (2 bình luận)
binh-luan

03/05/2021

0349509931 cần tư vấn

binh-luan

03/05/2021

0349509931 cần tư vấn

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Giỏ hàng( Sản phẩm)

zalo