Đặc điểm nổi bật đồng hồ đo áp suất

Đặc điểm nổi bật đồng hồ đo áp suất

  Đồng hồ đo áp suất tên tiếng anh là Water Pressure Gauge. Là thiết bị là thiết bị cơ học được thiết kế để đo áp suất nội tại hoặc chân không của hệ thống chất lỏng, khí. Chúng có tác dụng đoán trước hệ thống áp lực chất lỏng, giúp đảm bảo không có rò rỉ hoặc thay đổi áp lực có thể ảnh hưởng đến điều kiện hoạt động của hệ thống thuỷ lực.

  Đồng hồ đo áp lực được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Có nhiều loại đồng hồ đo áp suất khác nhau, được thiết kế cho mục đích khác nhau, và giống như các thiết bị đo lường khác, các đồng hồ đo có thể và nên được hiệu chuẩn định kỳ để xác nhận rằng chúng đang làm việc một cách chính xác khi mà những đồng hồ đo áp suất này đang được sử dụng cho các hoạt động có tính chất nhạy cảm, liên quan tới chất lượng và độ an toàn.

  Đồng hồ áp suất giúp chúng ta có thể đo được các thông số áp suất và chân không một cách dễ dàng mà không cần đến những hệ thống máy móc đồ sộ, cồng kềnh nữa. Đây là một thiết bị không thể thiếu trong các hệ thống cơ điện, trong các hệ thống công nghiệp, trong các lĩnh vực như đo áp suất bồn nước, đo áp suất lò hơi, đo áp suất bồn gas hoặc đường ống gas, đo áp suất thủy lực, đo áp suất xăng, dầu…

Cấu tạo của đồng hồ đo áp suất

Cấu tạo đồng hồ đo áp suất

  • Vỏ đồng hồ (Case đồng hồ): Được làm bằng nhiều loại vật liệu khác nhau như nhựa, vỏ thép đen, vỏ thép, vỏ inox.

  • Mặt hiển thị thông số đo đồng hồ:. Mặt thường được làm bằng nhựa hoặc kính cường lực để hạn chế hỏng hóc khi bị va đập.

  • Kích thước mặt đồng hồ: Có nhiều loại kích thước khác nhau tùy vào các ứng dụng và vị trí người dùng cần. Kích thước mặt được tính bằng mm và những kích thước phổ biến hay dùng là 40mm, 50mm, 63mm, 100mm, 160mm, 200mm, 250mm.

  • Ống chứa áp suất: ống chứa áp suất là phần ống có chứa chất cần đo.

  • Kim đo: kim đo giúp tiếp nhận thông tin và hiển thị thông số kết quả

  • Bộ chuyển động: là phần giúp đo đạc áp suất cũng như chuyển thông tin cho kim đồng hồ.

  • Chân kết nối: Được thiết kế kiểu chân ren và thường có 3 loại đó là chân đứng, chân sau lưng chính tâm và chân sau lưng lệch tâm.

Thông Số Kỹ Thuật chung của Đồng Hồ Đo Áp Suất

Cấu tạo đồng hồ đo áp suất

  • Dạng đồng hồ: Có dầu hoặc không có dầu

  • Đường kính mặt đồng hồ: 63mm, 80mm, 100mm, 160mm, 200mm

  • Độ chính xác kết quả đo: 1,0, 1,6, 0,6

  • Vật liệu vỏ: Được làm bằng inox 304, thép không gỉ

  • Kết nối: Ren đồng, ren inox

  • Kim đồng hồ: Nhựa hoặc Inox

  • Kết nối hệ thống: lắp ren vào mặt bích

  • Thang đo: 0 - 2.5Mpa, 0 - 600Mpa

  • Chân ren: 1/4PT, 1/2PT, 3/8PT.

  • Xuất xứ: Hàn quốc, Đài loan, Đức, Trung Quốc, Thỗ Nhĩ Kỳ.

  • Bảo hành: 12 tháng.

  • Tình trạng hàng: Sẳn kho số lượng lớn.

Nguyên lý hoạt động cơ bản của đồng hồ đo áp suất

  Đồng hồ đo áp suất hoạt động khá đơn giản.

  Đồng hồ được thiết kế gồm một ống kim loại hình bán nguyệt và phẳng, được cố định ở một đầu và gắn với một cơ cấu đòn bẫy nhạy cảm ở đầu còn lại.

  Khi áp suất trong ống tăng, lực của chất lỏng lên thành của ống, ống sau đó được kéo ra khỏi đòn bẩy tác đọng đến các bánh răng truyền động được kết nối với kim trên màn hình và cho thấy áp suất tại cổng chất lỏng. Từ đó ta sẽ đọc được áp suất cần đo.

Các loại đồng hồ đo áp suất đang được Âu Việt JSC cung cấp

Đồng hồ đo áp suất

  • Đồng hồ đo áp suất dạng cơ:

  Đây là loại đồng hồ được cấu tạo gồm một ống đồng dẹt được uốn cong hình dấu hỏi, một đầu bịt kín, một đầu được nối với lưu thể cần đo áp suất.

  • Đồng hồ đo áp suất loại 3 kim:

  Đồng hồ đo áp 3 kim hay còn được gọi là đồng hồ đo áp suất tiếp điểm điện là dòng đồng hồ đo áp suất lấy tín hiệu điện để tương tác với thiết bị bên ngoài. Trong đồng hồ áp suất 3 kim, kim màu đen hiển thị giá trị áp suất thực tế của hệ thống. Kim áp suất cao màu xanh hiển thị giá trị ngưỡng áp suất cao, khi áp suất thực tế vượt quá giá trị này thì tiếp điểm mở ra, tắt các bị đã kết nối sẵn (máy bơm, máy nén khí, …). Kim mức áp suất thấp màu đỏ hiển thị giá trị ngưỡng áp suất thấp, khi áp suất thực tế thấp hơn giá trị này thì tiếp điểm đóng lại, khởi động các bị đã kết nối sẵn (máy bơm, máy nén khí, …).

  • Đồng hồ đo áp suất loại điện tử:

  Thay vì nhảy kim như các loại đồng hồ đo áp suất bình thường thì loại đồng hồ đo áp suất loại điện tử này hiển thị kết quả đo là số. Với ưu điểm của thiết bị là hiển thị kết quả một cách chính xác, dễ dùng được nhiều người ưa chuộng nhưng kém phổ biến hơn do giá thành cao.

  • Đồng hồ đo áp suất dạng màng:

  Đồng hồ đo áp suất dạng màng là loại đồng hồ đo áp suất mà nó có màng có thể ngăn được các loại chất rắn, chất bị vón cục, độ nhớt cao, giúp cho đồng hồ hiển thị áp suất được an toàn. Chúng được dùng nhiều trong lĩnh vực sinh hóa, thực phẩm. Màng mặt bích và màng nối ren.

  • Đồng hồ đo áp suất mặt dầu.

Đồng hồ áp suất mặt dầu

  Là dạng đồng hồ phổ biến nhất trên thị trường hiện nay.  Cấu tạo của loại đồng hồ này có chứa một dạng chất lỏng bên trong với độ nhớt cao. Dầu bên trong đồng hồ là dầu Glixerin, chúng được đổ vào bên trong thân của đồng hồ để giảm chấn (chống rung) cho kim chỉ thị. Đồng thời bôi trơn cơ cấu, chống oxy hóa ống bourdon bên trong đồng hồ.

  Chúng thường được sử dụng trong các hệ thống thường xuyên thay đổi áp suất liên tục, nhằm giảm thiểu tối đa các rủi ro như văng kim, lệch kim, cong kim…

  • Đồng hồ đo áp suất không dầu.

  Là loại đồng hồ cơ học bình thường, nó được dùng để đo áp suất khí, nước, chân không, áp suất cao... nơi có sự ăn mòn và những nơi bình thường và được ứng dụng phổ biến trong các nhà máy lọc nước, hóa chất, thủy điện, thực phẩm, dược phẩm, công nghệ sinh học...Đặc thù của những môi trường và không gian này đó là không có rung lắc và rất ít va đập.

  • Đồng hồ đo áp suất chân đứng.

Đồng hồ đo áp suất chân trước hay đồng hồ chân đứng đều là tên để gọi cho thiết bị đo áp suất có chân kết nối đứng, mặt đồng hồ hướng về người xem.

Thông thường, người ta lắp đồng hồ này trên các đường ống, ở những vị trí thuận tiện nhìn. Cũng giống với các thiết bị đo áp khác, điều cần quan tâm tới nó là: nhiệt độ, thang đo, chất liệu cấu thành.

  • Đồng hồ đo áp suất chân sau.

  Đây là loại đồng hồ phổ biến với chân kết nối được đặt sau lưng. Đồng hồ này được gợi ý dùng khi muốn kiểm tra áp suất ở âm tường hoặc mặt tụ hay những vị trí cao vì mặt đồng hồ hướng ra ngoài nên dễ dàng quan sát.

  Trong đồng hồ chân sau, người ta chia thành rất nhiều loại: đồng hồ chân sau vị trí 6h, đồng hồ chân sau vị tri 3h, đồng hồ chân sau 12h, đồng hồ chân sau 6h có vít định vị.

Ứng dụng của đồng hồ đo áp suất

Ứng dụng đồng hồ đo áp suất

  Đồng hồ đo áp suất là một thiết bị thiêt yếu trong các hệ thống nhà máy, chức năng chính là đo áp suất cho hệ thống ở một đường ống được cố định. Việc đo áp suất này giúp chúng ta biết được giá trị áp suất tại thời điểm đó là bao nhiêu để vận hành hoạt động xả áp đi khi áp suất quá lớn tránh tình trạng áp cao dẫn đến nổ, vỡ đường ống gây hư hỏng cho toàn bộ hệ thống.

  Chúng ta phải dùng đồng hồ đo áp suất để đảm bảo không có sự rò rỉ chất lỏng hay sự thay đổi áp suất trong hệ thống khí, hơi.

  Với hệ thống thủy lực trước đây ở một số hệ thống nước, khí, hơi của các nhà máy chỉ dùng công tắc áp suất dẫn đến hiệu quả không cao, mà còn gấy tổn hại đến sự an toàn cho hệ thống. Nên ngày nay ngoài công tắc áp suất thì còn sử dụng thêm đồng hồ đo áp để tăng sự tin tưởng cũng như hiệu quả hoạt động của hệ thống.

  Đồng hồ đo áp suất là thiết bị sử dụng phổ biến trong công nghiệp sản xuất, chế tạo, gia công với các máy móc vận hành bằng khí nén như: lò hơi, nồi áp suất, máy bơm hơi, máy nén khí, máy ép bằng xi lanh khí nén, các loại nồi hơi, lò hơi…

  Đây chính là một thiết bị không thể thiếu của các nhà máy cơ khí chế tạo máy, lắp ráp linh kiện điện tử, đóng gói thành phẩm, chế biến nông lâm sản, dệt may, điện lạnh, sản xuất giấy… Bởi nó giúp người vận hành có thể kiểm tra áp, hạn chế tình trạng cháy nổ ảnh hưởng đến tính mạng con người và môi trường xung quanh.

  Đồng hồ đo áp được sử dụng cho các máy móc công trình xây dựng, các loại xe cơ giới, thiết bị khai thác khoáng sản trong hầm lò, các máy cơ khí nông nghiệp…

Cách lựa chọn đồng hồ đo áp suất

Đồng hồ đo áp suất

  Đồng hồ đo áp suất cũng giống với các thiết bị công nghiệp khác mà khi lựa chọn, con người thường bám sát theo những yêu cầu, mục tiêu cụ thể như:

  • Đường kính mặt đồng hồ

  Đường kính mặt đồng hồ hay phi đồng hồ là tiêu chí tiếp theo cần được lựa chọn. Thông thường, đồng hồ có mặt càng lớn thì cũng tỉ lệ thuận với vật liệu, thiết kế nên thường thì giá thành sẽ cao hơn so với đồng hồ có mặt nhỏ.

  Bên cạnh đó, việc lựa chọn mặt đồng hồ có đường kính bao nhiêu còn phụ thuộc vào vị trí lắp xa hay gần với mắt người quan sát.

  Một số đường kính mặt đồng hồ thông dụng như: D40 mm, D50 mm. D60 mm, D75 mm, D100 mm, D150 mm, D200 mm.

  Ngoài những tiêu chí cơ bản trên thì khách hàng có thể lựa chọn đồng hồ đo theo một số tiêu khác như: Sai số của đồng hồ, vạch chia của thang đo trên mặt đồng hồ, môi chất và tính chất của môi chất cần đo, nhiệt độ của môi trường làm việc.

  • Thang đo đồng hồ

  Thang đo đồng hồ hay còn được gọi là dải đo đồng hồ. Thang đo đồng hồ áp suất chính là độ dung sai của đồng hồ đo, các loại đồng hồ đo áp suất có thang đo càng bé càng cho kết quả đo chi tiết và chính xác hơn.

  Dải thang đo của đồng hồ áp thông dụng là: Bar, psi, kg/cm2, Pa, MPa; …

  Điều đầu tiên mà khách hàng cần làm đó là xác định được áp suất làm việc của hệ thống làm bao nhiêu? Bao gồm cả áp suất ở mức min và áp suất ở mức max.

  Sau đó, khách hàng tiến hành chọn thang đo của đồng hồ cho thích hợp với hệ thống. Theo kinh nghiệm của chúng tôi thì nên chọn đồng hồ có thang đo lớn hơn khoảng 20%-30% áp cần đo. Bởi vì các ống bourdon trong đồng hồ sẽ co giãn khi có áp suất đi vào. Và nếu ta chọn dải đo sát quá thì ống này sẽ giãn ra tối đa. Lâu dần sẽ làm đồng hồ bị sai số.

  • Kích cỡ ren kết nối

  Có khi mua đồng hồ đo áp suất dầu nhưng bỏ qua cỡ ren của chân kết nối. Và điều này thường sẽ dẫn đến việc lắp đặt tốn kém thời gian, chi phí khi phải tìm và mua các đầu nối chuyển đổi.

  Với đồng hồ phi từ 80mm trở xuống thì các kiểu chân ren phổ biến như: G ¼, G ¼ NPT, G 3/8, G 3/8 NPT, G 1/8, G 1/8 NPT…

  Với đồng hồ phi từ 100 mm trở lên thì size ren chân kết nối thông dụng như: G ½, G ½ NPT, G 1, G 1 NPT, G 1 ½, G 1 ½ NPT…

  • Kiểu chân đồng hồ

  Kiểu chân đồng hồ được sản xuất dựa trên nhu cầu lắp đặt đồng hồ vào các vị trí rất đa dạng của khách hàng như: Chân sau, chân sau có vành, chân đứng, chân đứng có vành.

  Chọn kiểu chân kết nối rất quan trọn nên cần được chú ý để tránh khỏi những hậu quả khi mua sản phẩm không đúng yêu cầu, không sử dụng được.

  • Loại đồng hồ

  Kiểu hay loại đồng hồ sẽ phụ thuộc rất lớn vào môi trường đo áp. Từ đó, chúng ta sẽ chọn vật liệu sản xuất đồng hồ cho tương thích, tránh lãng phí.

  Những vật liệu được các hãng ưu tiên chọn lựa để sản xuất đồng hồ: inox 304, thép, ruột đồng mạ thép, thép mạ crom, inox 316…Tất cả đều bền bỉ, sáng và tính thẩm mỹ cao.

  Mặt đồng hồ có hai loại đó là mặt đồng hồ có dầu và mặt đồng hồ không có dầu. Với những môi trường có rung động lớn, lắc lư thì nên chọn đồng hồ có dầu để độ chính xác cao, bảo vệ được kim đo. Nếu môi trường làm việc ít chấn động, không rung lắc thì người dùng có thể lựa chọn đồng hồ không có dầu.

  • Thương hiệu và xuất xứ: 

  Khi lựa chọn đồng hồ đo áp suất có xuất xứ từ Châu Âu, Mỹ như Wika, ASCHROFT bạn có thể yên tâm đến 99% về chất lượng. Các thương hiệu đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc cũng là một lựa chọn không tồi. Nhưng đối với các sản phẩm thương hiệu Trung Quốc, xếp vào phân khúc giá rẻ, khi các bạn lựa chọn đồng nghĩa với chấp nhận những rủi ro nhất định.

  Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về các loại đồng hồ đo áp suất. Hi vọng những chia sẻ này sẽ cung cấp thêm cho các bạn những kiến thức cơ bản về sản phẩm để có thể lựa chọn được những sản phẩm phù hợp với hệ thống và túi tiền của mình. Quý khách cần tư vấn thêm về kỹ thuật hay báo giá đồng hồ đo áp suất hãy hiên hệ trực tiếp Hotline 0889 929 669 để được hỗ trợ nhanh nhất.

THƯƠNG HIỆU HỢP TÁC

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Giỏ hàng( Sản phẩm)

zalo