Lưu Ý Lựa Chọn Van Điện Từ Phù Hợp Với Nhu Cầu Sử Dụng

Đăng bởi Hoàng Bảo Long vào lúc 20/12/2022

  Van điện từ một trong những dòng sản phẩm được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống nông nghiệp, công nghiệp và dân dụng hiện nay. Quý khách hàng cần lựa chọn đúng dòng van để đảm bảo được tuổi thọ, hiệu suất hoạt động của van được ổn định nhất. Chính vì vậy chúng tôi hướng dẫn cách lựa chọn các dòng van điện từ trong bài viết dưới đây mong rằng có thể hỗ trợ Quý khách hàng dễ dàng tìm mua được sản phẩm phù hợp cho hệ thống của mình.

Hướng dẫn lựa chọn van điện từ phù hợp cho hệ thống

  Van điện từ rất đa dạng về mẫu mã, chủng loại, kích cỡ cũng như nguồn gốc xuất xứ… Mà mỗi loại khác nhau sẽ có thông số kỹ thuật khác nhau, cũng như ứng dụng trong từng hệ thống khác nhau…

  Nên trong quá trình lựa chọn van điện từ cần lưu ý một số điểm sau đây.

Chọn van điện từ theo đúng kích cỡ

  Cần xác định kích cỡ đường ống (DN) lắp đặt van. Cụ thể như với đường ống phi 21 mm (1/2″) thì van điện từ tương ứng sẽ có size là DN15.

  Kiểu kết nối hệ thống, đối với các kích cỡ từ DN50 trở xuống chúng sẽ được kết nối theo kiểu lắp ren, còn đối với các kích cỡ từ DN50 trở len van được kết nối hệ thống theo kiểu mặt bích.

  Cụ thể kích cỡ từng loại như sau:

  • Van điện từ DN8 - 1/4″ inch –  phi 13 mm
  • DN10 - 3/8″ inch – phi 17 mm
  • DN15 - 1/2″ inch – phi 21 mm
  • DN20 - 3/4″ inch – phi 27 mm
  • DN25 - 1″ inch – phi 34 mm
  • DN32 - 1 1/4″ inch – phi 42 mm
  • DN40 - 1 1/2″ inch – phi 48 mm
  • DN50 - 2″ inch – phi 60 mm
  • Van điện từ mặt bích DN65 - 2 1/2″ inch – phi 73 mm
  • DN80 - 3’’ inch – phi 89 mm
  • DN100 - 4″ inch – phi 114 mm
  • DN125 - 5″ inch – phi 141 mm
  • DN150 - 6″ inch – phi 168 mm
  • DN200 - 8″ inch – phi 219 mm

Lựa chọn van điện từ theo điện áp hoạt động

  Tiếp theo bạn cần tìm hiểu nguồn điện áp mà hệ thống đang sử dụng là điện xoay chiều 220V, 110V hay điện 1 chiều 24V, 12V. Để từ đó có thể lựa chọn loại van điện từ có điện áp phù hợp.

  Lựa chọn loại điện áp phù hợp nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng cũng như tránh lãng phí, cũng như giúp hệ thống hoạt động ổn định.

  Thông thường, điện áp từ 220V được sử dụng rộng rãi nhất, phần lớn các quốc gia ở Châu Âu, Châu Phi, 1 số nước Châu Á trong đó có cả Việt Nam chúng ta.

  Tuy nhiên điện áp 12V, 24V DC lại an toàn hơn cho người sử dụng, cũng như vận hành hệ thống.

  Biến động điện áp nguồn thường là +% 10% & -15% đối với nguồn AC, hay ±% 10 cho nguồn DC. Nếu vượt quá mức chênh lệch điện áp thì nên sử dụng các biện pháp ổn áp dòng điện.

Tham khảo thêm: Bảng giá van điện từ Đài Loan | Update 2024

Lựa chọn van điện từ theo kiểu hoạt động

  Đây là một trong những yếu tố khá quan trọng khi chọn van điện từ. Bởi hai loại van điện từ sẽ có phương thức hoạt động khác nhau.

  Với dạng thường đóng ở trạng thái bình thường van luôn đóng đến khi được cấp điện van mới chuyển sang trạng thái mở. Nên dạng van này sẽ phù hợp với những hệ thống có nhu cầu đóng nhiều hơn mở.

  Còn ở dạng thường mở khi ở trạng thái bình thường van luôn mở. Còn khi được cấp điện van sẽ chuyển sang trạng thái đóng. Nên dạng van này phù hợp với những hệ thống đường ống mà cần thời gian mở nhiều và ít khi đóng.

Van điện từ thường đóng - thường mở

  Việc lựa chọn đúng dạng hoạt động của van sẽ giúp cho cuộn coil điện không bị ngâm điện lâu và bị nóng trong thời gian dài để giúp kéo dài tuổi thọ của van.

Chọn theo vật liệu chế tạo van điện từ

  Tiếp theo bạn cần lưu ý đến môi chất là gì để có thể lựa chọn chất liệu chế tạo vn phù hợp. Bởi mỗi chất liệu sẽ có những đặc tính riêng và phù hợp với những môi trường lưu chất riêng. Cụ thể như:

  • Gang: Sẽ hoạt hoạt động tốt trong các môi trường nước, nước thải đã qua xử lý.
  • Nhựa: Chủ yếu sử dụng trong các môi trường hóa chất, nước thải có tính ăn mòn
  • Inox: Dùng trong môi trường có suất cao, nhiệt độ cao, một số hóa chất có tính ăn mòn
  • Đồng: Thường sử dụng trong các môi trường nước sạch không chứa tạp chất.

Các thông số kỹ thuật chung của van điện từ để giúp các bạn lựa chọn phù hợp

Theo thông số áp suất của hệ thống

  • Áp suất danh nghĩa: Đây là thông số dựa trên áp suất danh nghĩa của hệ thống đường ống.
  • Áp suất làm việc: Đối với những hệ thống có áp suất làm việc thấp (>10bar) thì chọn cấu trúc nâng trục tiếp, còn những hệ thống có áp suất cao (<10bar) thì chọn cấu trúc vận hành thử nghiệm.

  Việc xác định áp suất của hệ thống để lựa chọn van rất quan trọng. Bởi phải có áp suất tối thiểu thì van mới có thể hoạt động và van phải có khả năng chịu được áp suất tối đa cần thiết cho ứng dụng của bạn.

Chọn van điện từ theo nhiệt độ sử dụng

  Các bạn cần lưu ý rằng với van điện từ thì nhiệt độ sử dụng khác nhau thì chúng ta phải sử dụng loại van khác nhau. Cụ thể như:

  • Van điện từ nước thì chúng ta chỉ sử dụng với nhiệt độ Max 80 độ C.
  • Van điện từ chịu nhiệt có thể sử dụng trong các môi trường nhiệt độ Max 185 độ C.

Tham khảo thêm: Hướng Dẫn Lắp Đặt, Sử Dụng Và Test Van Điện Từ Chuẩn Nhất

Lựa chọn theo thương hiệu - nguồn gốc xuất xứ

  Nguồn gốc xuất xứ của van điện từ cũng rất quan trọng khi mua van. Bởi mỗi loại van được sản xuất bởi 1 thương hiệu khác nhau và cũng có kiểu thiết kế, cấu tạo khác nhau. Một số thương hiệu van điện từ phổ biến trên thị trường hiện nay như:

  • UniD - Đài Loan
  • Van điện từ Round Star- Đài Loan
  • TPC- Hàn Quốc
  • ODE- Italia
  • Yositake- Nhật Bản
  • STNC- Trung Quốc…

Lưu ý lựa chọn van điện từ sao cho phù hợp

Xác định loại chất lỏng, khí mà van điện từ hoạt động

  Để chọn được dòng van phù hợp cho hệ thống, Quý khách hàng cần xác định rõ van điện từ hoạt động trong môi trường chất nào. Mỗi dòng van được thiết kế chuyên biệt để tương thích với các môi chất khác nhau nhằm đảm bảo được hiệu suất và độ bền của van cũng như là của hệ thống.

  Khi lựa chọn van hãy kiểm tra bảng thông số kỹ thuật để đảm bảo van có khả năng hoạt động với môi chất đó và tương thích với ưu cầu hoạt động của hệ thống.

  Để tăng độ bền ưu tiên lựa chọn vật liệu van tương ứng ví dụ như đồng, inox, gang, nhựa.

Cần kiểm tra áp suất, nhiệt độ làm việc

  Kiểm tra áp suất và nhiệt độ làm việc của van điện từ là một bước rất quan trọng trong việc lựa chọn van phù hợp với hệ thống. Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu suất và độ bền của van, đảm bảo hệ thống vận hành ổn định và an toàn.

  Ví dụ như áp suất danh định (Ký hiệu: PN) đây là áp suất tối đa mà van có thể hoạt động trong quá trình vận hành. Áp suất làm việc (Working Pressure) thông số này phù hợp với áp lực thực tế của hệ thống.

  Chú ý rằng khi sử dụng van không đủ áp có thể gây ra hiện tượng rò rỉ hoặc hư hỏng hoặc van không thể đáp ứng được với nhiệt độ mà hệ thống ưu cầu, các bộ phận bên trong như gioăng, màng van có thể bị lão hóa, biến dạng và gây hư hỏng.

Kiểm tra tính năng đóng mở của van điện từ

  Chức năng đóng/mở là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả làm việc hoạt động của van trong hệ thống. Tùy vào loại hệ thống và yêu cầu sử dụng của van, Quý khách hàng cần chọn đúng loại van có cơ chế phù hợp.

  Tùy vào từng ưu cầu hoặc trạng thái mà lựa chọn dòng van luôn đóng hoặc luôn mở để tránh tình trạng ngâm điện quá lâu và liên tục. Đảm bảo cho việc tiết kiệm năng lượng và bảo vệ van, giúp van có độ bền cao hơn.

  Thời gian đáp ứng quá chậm cũng có thể ảnh hưởng tới hiệu suất hoạt động, đặc biệt trong các hệ thống ứng dụng khí nén hoặc hơi nước.

  Việc kiểm tra tính năng đóng/mở của van điện từ không chỉ giúp hệ thống vận hành hiệu quả mà còn đảm bảo an toàn và tiết kiệm chi phí bảo hành bảo dưỡng.

  Trên đây là những chia sẻ của Auvietco.com.vn về cách lựa chọn van điện từ. Hi vọng những chia sẻ này giúp khách hàng có thể lựa chọn được những chiếc van phù hợp giúp hệ thống đạt được hiệu quả và năng suất cao nhất. Nếu cần hỗ trợ thêm về kỹ thuật hay báo giá van điện từ nước cụ thể, Quý khách hãy gọi ngay đến HOTLINE: 0962 455 506 của chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.

    Cập nhật lúc : 11:27 - 19/10/2024
    VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
    popup

    Số lượng:

    Tổng tiền:

    Giỏ hàng( Sản phẩm)

    zalo